Follow us

VĂN PHÒNG 1

0963 782 068

Đ/c :31 Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội

VĂN PHÒNG 2

0963 782 068

Đ/c :68 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, TP Hồ Chí Minh.

VĂN PHÒNG 3

046 2911 184

Đ/c :E11, Vĩnh Lộc, Bình Tân, TP Hồ Chí Minh.

Nghi ngờ vợ tâm thần sau tin nhắn lạ

Chỉ với một tin nhắn “em yêu anh” trên điện thoại , tưởng chừng như đơn giản nhưng đã tạo nên một hiệu ứng bất ngờ trên mạng xã hội. Và, cũng từ cái cách ứng xử với cụm từ này nhiều người ngỡ ngàng nhận ra rằng, không ít cặp vợ chồng sống với nhau bằng cái xác không hồn …Trước thực trạng này nhiều chuyên gia tâm lý thẳng thắng chia sẻ , hiện nay không ít gia đình sống với nhau vì “trách nhiệm”, thiếu đi tình yêu và sự lãng mạn.Một phép thử đơn giản cũng có thể thấy sự rạn nứt đáng báo động đang gõ cửa những ngôi nhà hạnh phúc!

Thế giới hiện đại, sự bận rộn của cuộc sống như cuốn con người ta vào vòng xoáy mưu sinh đủ dạng “cơm, áo gạo tiền”. Họ mải mê làm việc, chạy theo những giá trị vật chất mà quên đi tình yêu tất yếu ngay bên cạnh mình. Từ trò chơi “em yêu anh” của một cô gái trên mạng, nhiều người phụ nữ nhận ra rằng cái hạnh phúc hàng ngày đang hiện hữu ở ngôi nhà của mình thực ra chỉ là chiếc ly thủy tinh mỏng manh, thậm chí là một viên đạn bọc đường.

nghi ngo vo tam than sau tin nhan la

Nếu được suy nghĩ lại, có lẽ chị H. (Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ không bao giờ chơi thử cái trò “dại dột” đó. Ví là trò chơi dại dột”, bởi sau khi nhắn tin hạnh phúc gia đình chị đã vỡ vụn hoàn toàn. Tuy nhiên, cũng nhờ có nó mà chị biết được tâm can của chồng mình.

Chị H. đang là giáo viên dạy môn Mỹ thuật trong một trường tiểu học tại quận Hoàn Kiếm. Do chồng chị là bộ đội chuyên nghiệp, đóng quân ở Suối Hai (Ba Vì, Hà Nội) nên hai tuần mới được về nhà một lần. Hôm đó, thấy mấy giáo viên nữ trong trường nhắn tin “thử chồng” nên chị H. cũng làm theo. Chị cầm máy lên nhắn dòng chữ “Em yêu anh” vào số máy của chồng. Trái với suy nghĩ của chị, chồng sẽ nhắn tin lại với lời yêu thương sau những ngày xa cách thì anh ấy chỉ phản hồi lại mấy từ trên tin nhắn: “Em nhầm số rồi”. Biết chồng là người nghiêm nghị, chị H. giải thích rằng đó chỉ là một trò đùa đang tràn ngập trên mạng. Tuy nhiên cũng từ đây, sự rạn nứt trong gia đình chị khởi nguồn.

Những ngày tiếp theo, chị H. luôn có cảm giác như ai đó đang theo dõi mình. Thậm chí đã có lần cô giáo này nhìn thấy người lạ cứ đi quanh quẩn ở nhà mình trong suốt mấv ngày liền. Và mỗi khi điện thoại của chồng với những câu hỏi cung” như đi đâu, làm gì, với ai? Sự việc đó cứ lặp đi lặp lại trong khoảng gần hai tuần khiến mẹ con cô giáo vô cùng lo lắng.

Thế rồi đến ngày chồng về, chị H. liền kể câu chuyện có người theo dõi mình. Có lẽ sau hai tuần thám tử không tìm được thứ mà anh ta mong muốn, chồng H. đã thú nhận tất cả và xin lỗi vợ mình. Người đàn ông này nói rằng, sở dĩ anh ta phải thuê cong ty tham tu theo dõi vợ bởi vì kể từ khi cưới nhau, những từ lãng mạn như “anh yêu em” hoặc đại loại như thế dường như “đã chết” trong họ. Bỗng nhiên nghe vợ nói lời tình cảm anh nghĩ rằng vợ mình nhắn nhầm cho nguời đàn ông khác. Sau khi “đánh vật” với những nghi ngờ, anh ta đã tìm đến văn phòng thám tử nhờ theo dõi vợ. Có lẽ, hơn mười năm chung chăn gối, đã có với nhau hai mặt con, từ trong tâm can, chị H. không thể ngờ được người chồng đầu gối tay ấp lại nghi ngờ mình phản bội.

Cảm thấy bị tổn thương, cô giáo quyết định dọn về nhà mẹ đẻ ở nhờ.
Ngày hôm sau, chồng hết phép phải về lại đơn vị, chị H. mới trở về nhà để chăm sóc các con. Cũng chỉ vì cái tin nhắn đó, người vợ này mới nhận ra chồng luôn sống trong cảnh ngờ vực, không tin tưởng mình. Thực ra tin nhắn đó chỉ là cái cớ để anh ta thuê thám tử điều tra người vợ phải chịu đựng sự xa cách, một mình nuôi con cho chồng yên tâm công tác. Cũng chính vì cái tin nhắn đó, cuộc sống gia đình chị H. đảo lộn và chị đã mất niềm tin hoàn toàn vào “một nửa” của mình.

Cũng tương tự như tình cảnh của chị H., đó là câu chuyện buồn của chị Nguyễn Thu L. (Giáp Bát, Hà Nội). Nói chuyện với PV, chị L. rớt nước măt: “Tôi tệ hơn, sau khi nhận được tin nhắn tình cảm của vợ, anh ta không những không cảm động mà còn nghĩ tôi bị tâm thần. Ngay buổi tối hôm đó, anh ta về nhà và nói rằng ngày mai sẽ đưa tôi đến bác sỹ tâm lý. Thì ra, cái từ bình dị, lãng mạn, chất chứa tình yêu thương ấy, chồng tôi lại coi là “bệnh hoạn”. Ở nước ngoài, việc thể hiện tình yêu qua lời nói là điều gì đó rất đỗi bình thường. Tôi không hiểu vì sao, các ông chồng lại coi đó là sự bệnh hoạn, nghi ngờ vợ mình nhắn nhầm cho người khác. Thậm chí, cô bạn của tôi khi nhắn tin “em yêu anh” gửi đến máy của chồng, anh ta liền nhắn tin lại “tiền lương tháng này anh đã gửi em hết rồi mà””.
Dấu hiệu của sự đổ vỡ

Ít người biết rằng, trào lưu nhắn tin “em yêu anh” lại xuất phát từ một cô gái sinh năm 1989, quê Hải Phòng. Trao đổi với PV báo ĐS&PL về việc nhiều người cho vợ là có dấu hiệu tâm thần, thậm chí nghi ngờ “một nửa” ngoại tình qua tin nhắn trên, Phạm Tâm, “mẹ đẻ” của trào lưu này cho biết: “Đầu tiên em không nghĩ là khởi xướng phong trào, hay trào lưu gì cả. Trong lúc ngồi buồn, em nghĩ rằng đã từ lâu lắm mình không nhắn những lời yêu thương cho chồng như hồi hai đứa chưa lấy nhau. Thế rồi em mang điện thoại ra nhắn và rủ các mẹ cùng thực hiện để làm một phép thử với chồng mình. Chính em cũng không thể ngờ được, nhiều ông chồng lại có cách nghĩ về vợ mình một cách tiêu cực đến như vậy”.
Tâm chia sẻ, các cặp vợ chồng ngày nay hầu như ít dành cho nhau những câu nói yêu thương. Ngày trước, khi đang yêu và chưa kết hôn, họ có thể dành hàng giờ, hàng ngày để nhắn tin yêu thương, quan tâm, hỏi han nhau, nhưng khi lấy nhau, đã là vợ chồng, ngoài việc yêu đương còn nhiều thứ phải lo, cơm áo gạo tiền, gia đình, con cái, công việc xã hội… nên thời gian dành cho nhau cũng ít hơn. Hơn nữa, hình như giữa vợ chồng với nhau, những câu nói yêu đương nói ra cũng ngại.
Nhìn nhận dưới góc độ xã hội học, PGS.TS Trịnh Hòa Bình cho rằng, đa phần các ông chồng sẽ đỏ mặt khi một ngày “đẹp trời” bỗng nhiên nhận được lời tỏ tình “em yêu anh” của vợ. Tôi cho rằng sở dĩ có điều này là do văn hóa thể hiện tình yêu của người phương Đông chúng ta còn rụt rè. Người nói cũng ngại và người nghe cũng cảm thấy ngượng ngùng. Khác với nước ngoài, họ có thể cầu hôn hoặc nói những lời yêu thương với người yêu ngay ở giữa sân bóng đá, đám đông… Tuy nhiên, ở Việt Nam thì khác, những lời nói, hành động yêu thương người ta cho rằng cần phải thực hiện ở nơi kín đáo, là chuyện trong nhà. Bên cạnh đó, hiện nay nhiều cặp vợ chồng cũng phải lo công việc, lo cơm áo gạo tiền nên quên mất những lời nói, thể hiện tình cảm với “một nửa” của mình. Không ít người lại coi việc yêu thương bằng hành động là đủ chứ không cần phải thể hiện bằng lời nói.

“Tuy nhiên, tôi thực sự buồn với những ông chồng coi tin nhắn yêu thương của vợ là “bệnh hoạn” hoặc nghi ngờ người đầu ấp tay gối với mình ngoại tình. Hiện nay, không ít cặp vợ chồng khi có con rồi chỉ sống với nhau bằng trách nhiệm. Họ ở với nhau bằng cái xác không hồn và chìm trong sự ngờ vực đối phương phản bội. Mối quan hệ của họ như một chiếc cốc thủy tinh, có thể đổ vỡ bất cứ lúc nào”, PGS.TS Trịnh Hòa Bình bày tỏ.